Vườn Dược Thảo https://chevang.com.vn 1/10 Chè vằng là cây gì? Đặc điểm, hình dáng Cây dẩm văn, cây dâm trắng, mổ sẻ, bạch hoa trà…đều là tên gọi khác của cây chè vằng, tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae). Chè Vằng thường mọc thành cụm. Thân cây chè vằng mảnh, chia từng đốt. Cây có màu xanh lục đậm, lá mỏng kích thước dài khoảng 3cm – 5cm. Hoa có 10 cánh màu trắng, sau khi rụng thì ra quả xanh dần chuyển màu vàng khi chín. Cần rất lưu ý chè vằng có hình dáng gần giống với lá ngón. Để dễ phân biệt với lá ngón thì chú ý vào lá và hoa: Chè vằng: Lá có ba gân dọc, trong đó hai gân uốn bên trong cong theo mép lá, hoa thường mọc thành chùm, Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn. Hoa chè vằng màu trắng với mười cánh hoa Lá ngón: Lá mọc đôi, hình trứng, thuôn dài hay hơi hình mác, mép nguyên, nhẵn, dài 7 – 12cm, rộng 2,5 – 5,5cm. Hoa mọc thành chùm ở đàu cành hay kẽ lá, cánh mang hoa vàng. Mùa hoa vào tháng 6 – 8 – 10 Nơi trồng, nơi phân bố chủ yếu Chè vằng trồng nhiều ở vùng núi, trung du. Chúng phát triển tốt ở các vùng đất khô, đất đồi. Các tỉnh có cây chè vằng như: Bắc Giang, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị,… Trong đó thì vùng đất La Vang ở Quảng Trị là nổi tiếng hơn cả vì thổ nhưỡng ở đây phù hợp cho cây chè vằng phát triển cũng như có dược tính cao nhất. Nếu như trước kia chè vằng thường được thu hoạch theo dạng hái lượm hoang thì nay do nhu cầu lớn, chè vằng được trồng theo quy mô trang trại, vùng dược liệu. Phân loại chè vằng Có 3 loại chè vằng sẻ, chè vằng trâu chè vằng núi. Chè vằng sẻ hay còn gọi là chè vằng lá nhỏ. Có nhiều dược tính nhất. Thân nhỏ, lá nhỏ, mỏng Chè vằng trâu và chè vằng núi không được sử dụng do ít hoặc không có dược tính. Bộ phận được sử dụng và dược tính của chè vằng Trừ phần rễ ra, chè vằng được sử dụng gần như toàn bộ các bộ phận. Trong đó, thân và lá là được sử dụng chủ yếu vì hai bộ phận này tập trung nhiều các thành phần hóa học của cây có dược tính cao. Đối với việc sử dụng trực tiếp thì phần lá non ở ngọn thường được dùng nhiều hơn do khi uống sẽ có vị đỡ đắng hơn so với các bộ phận khác. Tuy nhiên, khi sử dụng thì nên dùng cả thân và lá thì sẽ có hiệu quả tốt nhất. Theo đông y, cây chè vằng được sử dụng như một vị thuốc nam có tính hàn, giúp giải nhiệt, giảm nóng trong người, ngăn ngừa bốc hỏa, giúp ngủ ngon. Đặc biệt có tác dụng hiệu quả với phụ nữ sau sinh Theo nghiên cứu của tây y, trong cây chè vằng có các thành phần Ancaloid, Flavonoid và Glycoside. Trong đó: Ancaloid: Theo Wikipedia, Ancaloid có tác động sinh học như: hạ huyết áp, chống ung thư, diệt khuẩn, an thần. Flavonoid: Có tác dụng chống độc ở gan, giảm tổn thương cho gan đối với các chất độc được đưa vào cơ thể (CCl4, benzen, ethanol, CHCl3, quinin, novarsenol…). Có tác dụng chống viêm trên một số vùng niêm