Upgrade to Pro — share decks privately, control downloads, hide ads and more …

PMTDNM - một số khía cạnh pháp lý

PMTDNM - một số khía cạnh pháp lý

Giới thiệu một số khía cạnh pháp lý xung quanh PMTDNM, liên quan tới các vấn đề về: Sở hữu trí tuệ, Giấy phép phần mềm mở, Giấy phép tài liệu mở...

Anh Tuan TRUONG

October 02, 2012
Tweet

More Decks by Anh Tuan TRUONG

Other Decks in Programming

Transcript

  1. VẤN ĐỀ PHÁP LÝ, HỆ THỐNG GIẤY PHÉP CỦA PMTDNM

    VÀ TÀI LIỆU MỞ Trương Anh Tuấn Fedora Ambassador/APAC Chair VFOSSA Vice President iWay CEO CLB Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam This work is licensed under a CC-by-SA 3.0 Unported License.
  2. PHÁP LÝ & HỆ THỐNG GIẤY PHÉP FOSS 1. Quan

    điểm của thế giới PMTDNM về SHTT 2. Hệ thống các giấy phép của PMTDNM - Các loại giấy phép - Các giấy phép dễ dãi - Các giấy phép mạnh - Phân phối theo vài giấy phép 3. Các giấy phép tài liệu mở 4. Tóm lược
  3. Quan điểm của thế giới PMTDNM về SHTT 1. “Các

    giấy phép cho hầu hết các phần mềm được thiết kế để lấy đi sự tự do của bạn để chia sẻ và sửa đổi nó”. Richard Stallman, GPLv2. 2. PMTDNM LÀ sở hữu trí tuệ. Michael Teamann (OSFA, OSI, Red Hat). 3. Từ bỏ một số quyền SHTT chỉ cốt để mọi người sử dụng phần mềm được dễ dàng. Bruce Perens ( viết định nghĩa PMNM). 4. Quyền SHTT: (a) đảm bảo quyền đạo đức và vật chất của người sáng tạo; (b) phù hợp với quyền công khai đối với lợi ích từ sáng tạo, bảo vệ đầu tư trong sáng tạo, R&D. Để hài hòa, sở hữu trí tuệ là tạm thời và hết hạn khi hoàn thành chức năng khuyến khích của nó.
  4. Quan điểm của thế giới PMTDNM về SHTT 5. Việc

    sao chép (phần mềm) không phải là sự “ăn cắp”, nó không làm mất đi thứ gì của tác giả, dù có thể gây thiệt hại cho chủ sở hữu, qua việc lấy đi từ anh ta lợi tức có khả năng từ việc bán hàng. 6. Không thể kiểm soát các bản sao phần mềm, nội dung và mất an ninh về pháp lý cho mọi người khi vi phạm không chủ ý gia tăng, đặc biệt khi 2/3 dân số dùng Internet ngày nay. 7. Tính sáng tạo khi sao chép tăng dần khi có thêm giá trị sáng tạo bổ sung => sao chép + đổi mới sáng tạo <=> kiểm soát độc nhất một tác phẩm bởi tác giả của nó
  5. Quan điểm của thế giới PMTDNM về SHTT 8. Sự

    bắt chước với những cải tiến từng là nền tảng trong sự phát triển của các siêu cường như Mỹ, Nhật và rất quan trọng cho sự độc lập về tài chính của các quốc gia đang PT. 9. Bằng sáng chế phần mềm từng là động lực để phát triển từ 50 năm trước. Tuy nhiên, ngày càng nhiều tiếng nói cho thấy nó đang cản trở đổi mới sáng tạo, đặc biệt hiện nay. 10. Cuộc chiến bằng sáng chế phần mềm ngày nay cực nóng; PMTDNM chống lại các bằng sáng chế phần mềm. Mới đây Chính phủ Mỹ thừa nhận chính thức sự đóng góp to lớn của PMTDNM.
  6. Hệ thống các giấy phép của PMTDNM 1. Cả PMTDNM

    và PMSHĐQ đều cung cấp cho NSD một giấy phép. Trong khi giấy phép của PMSHĐQ (EULA) thường có nội dung để cấm đoán NSD, thì các giấy phép của PMTDNM lại thường làm điều ngược lại. 2. Tất cả các giấy phép PMTDNM đều phải tuân thủ định nghĩa hoặc của PMTD từ FSF, hoặc của PMNM từ OSI. 3. Khi có nhiều người đóng góp mã nguồn cho một dự án PMTDNM, mỗi người đóng góp có thể sẽ ký thỏa thuận với công ty hoặc quỹ đứng sau PMTDNM đó. Có thỏa thuận nhượng lại bản quyền, có thỏa thuận khẳng định bản quyền.
  7. Các loại giấy phép của PMTDNM - Có hơn 70

    loại giấy phép khác nhau, dù trên thực tế chỉ 4-5 loại sử dụng phổ biến. - Có 4 quyền tự do cơ bản cho NSD từ FSF: 1. Tự do sử dụng vì bất kỳ mục đích gì 2. Tự do phân phối cho bất kỳ ai 3. Tự do sửa đổi theo như cầu sử dụng 4. Tự do phân phối lại bản sửa đổi cho bất kỳ ai, dù có phí hay miễn phí. - PMTD là nói về quyền tự do, như tự do ngôn luận, không phải tự do uống bia. - Có 10 điểm trong định nghĩa PMNM từ OSI: http://opensource.org/osd.html
  8. Các giấy phép dễ dãi 1. Còn được gọi là

    các giấy phép hào phóng hoặc tối thiểu, bản chất: Tự do cho tới lập trình viên. Khi phân phối lại phần mềm, lập trình viên có thể được phép phân phối lại phần mềm ở dạng mã nguồn hoặc mã nhị phân như PMSHĐQ. Điển hình là giấy phép họ BSD. BSD cho quyền thay đổi tùy ý PM và tích hợp vào các PM khác mà không có hạn chế nào. 2. Thường các giấy phép BSD được trao cho những dự án thí điểm, dự án làm chuẩn có kinh phí từ Chính phủ Mỹ. 3. Giấy phép tương tự: Apache, Zope Public License
  9. Các giấy phép mạnh 1. Còn được gọi là các

    giấy phép Copyleft. 2. Mang Tự do cho tới người sử dụng. Bất kỳ ai đóng góp thêm mã nguồn vào cho chương trình thì các mã nguồn đó cũng sẽ mang giấy phép gốc ban đầu khi phân phối phần mềm phái sinh đó. 3. Triết lý: PM có tác giả, không có chủ sở hữu. 4. Các giấy phép Copyleft: GNU General Pulic Licence (khoảng 60% các PMTDNM mang giấy phép này, trong đó có nhân Linux); GNU Lesser General Public Licence (LGPL); Affero General Public Licence (AGPL). Ngoài ra có 1 số giấy phép mạnh: Sleepycat; eCos Licence; IBM Public Licence 1.0; Mozilla Public Licence 1.1.
  10. Phân phối theo vài giấy phép 1. Sử dụng giấy

    phép đôi. Ví dụ: Trolltech phân phối Qt theo giấy phép đôi: nếu phần mềm GPL đi với Qt thì sử dụng Qt GPL. Nếu phần mềm không tương thích GPL đi với Qt thì phải mua giấy phép đặc biệt để sử dụng. Tương tự: StarOffice có giấy phép độc quyền, trong khi OpenOffice.org có giấy phép LGPL. 2. Đặc biệt, Mozilla Firefox từng chấp nhận những đóng góp theo 3 giấy phép MPL, GPL và LGPL, lý do không tìm được các lập trình viên đã từng đóng góp mã nguồn cho dự án. 3. Thêm thông tin về giấy phép của PMTDNM, xem ở đây (khuyến cáo sử dụng, bản dịch ...).
  11. Các giấy phép tài liệu mở 1. Xuất xứ: Tài

    liệu là một phần không thể thiếu của chương trình như theo Luật SHTT của TBN. Tài liệu cần có cùng mức tự do với phần mềm. Bất kỳ lúc nào có thay đổi trong chương trình thì cũng có thay đổi trong tài liệu. 2. Tài liệu chương trình thường không có định dạng, hoặc ở dạng văn bản thô, để không bị phụ thuộc vào bất kỳ trình soạn thảo nào, công ty nào. 3. Có 2 loại giấy phép tài liệu mở: GNU General Free Document Licence (GFDL) và Creative Commons (CC). 4. CC có 4 yếu tố tùy chọn → 6 loại giấy phép cơ bản. 5. Vô số: văn bản, ảnh, âm thanh, multimedia... có GP CC.
  12. Tóm lược 1. SHTT tác động lên PMTDNM. Nếu được

    áp dụng đúng, thì nó có tác dụng bảo vệ sự tồn tại của PMTDNM và các giấy phép của nó. 2. Có nhiều loại giấy phép, với các ưu nhược điểm khác nhau. Trong khi GPL đưa quyền tự do về tới tận người sử dụng đầu cuối, thì BSD lại đưa quyền tự do về cho những người sửa đổi hoặc phân phối lại. 3. Khi khởi xướng một dự án PMTDNM, rất quan trọng phải chọn ngay một giấy phép để theo vì sau này không dễ để sửa đổi. 4. PMTDNM và PMSHĐQ không chỉ khác nhau về bản chất các giấy phép, mà còn khác nhau ở bản chất của mô hình phát triển và các mô hình kinh doanh. 5. Có các loại giấy phép cho các tư liệu mở như GFDL và CC. Vô số các tài nguyên giáo dục mở tiếng ngước ngoài đang tồn tại trên thế giới có các giấy phép CC.
  13. Tất cả các hình sử dụng trong tài liệu này

    đều: hoặc có các giấy phép CC, hoặc nằm trong miền công cộng, hoặc đã được tác giả của tài liệu tùy biến dựa vào các hình đó. Đặc biệt cảm ơn anh Lê Trung Nghĩa. Cảm ơn! Hỏi đáp
  14. VẤN ĐỀ PHÁP LÝ, HỆ THỐNG GIẤY PHÉP CỦA PMTDNM

    VÀ TÀI LIỆU MỞ NGÀY TỰ DO PHẦN MỀM 2012 TẠI HÀ NỘI 15/10/2012 LÊ TRUNG NGHĨA VĂN PHÒNG PHỐI HỢP PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Email: [email protected] Blogs: http://vnfoss.blogspot.com/ http://blog.yahoo.com/letrungnghia Trang web CLB PMTDNM Việt Nam: http://vfossa.vn/vi/ HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/ Đăng ký tham gia HanoiLUG: http://lists.hanoilug.org/mailman/listinfo/hanoilug/
  15. Tin mới nhất Quý IV năm 2012, sẽ trình làng

    2 tài liệu của Viện hàn lâm Công nghệ Mở - FTA (Free Technology Academy), giấy phép GFDL 2 module, 255 trang 11 module, 545 trang