Upgrade to Pro — share decks privately, control downloads, hide ads and more …

Phát triển PMNM trên nền điện toán đám mây

HungNT
April 26, 2013

Phát triển PMNM trên nền điện toán đám mây

Bài trình bày của Ô. Trần Minh, Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong khuôn khổ chương trình HỘI THẢO ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM NGUỒN MỞ 2013 (Tại điểm cầu Hà Nội).

Nguồn: http://vfossa.vn

HungNT

April 26, 2013
Tweet

More Decks by HungNT

Other Decks in Technology

Transcript

  1. PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM NGUỒN MỞ TRÊN NỀN ĐIỆN TOÁN

    ĐÁM MÂY Người trình bày: Trần Minh BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆN CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VÀ NỘI DUNG SỐ VIỆT NAM
  2. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY • Nhu cầu sử dụng điện

    toán đám mây trên thế giới – Khu vực chính phủ – Khu vực tư nhân • Các ưu điểm và rào cản khi sử dụng điện toán đám mây – Ưu điểm – Rào cản
  3. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TẠI VIỆT NAM • Sử dụng

    điện toán đám mây cho Chính phủ – Khả năng áp dụng: • Thực hiện việc tạo ra dữ liệu, lưu trữ, quản lý dữ liệu • Tạo ra một môi trường thông thoáng, liên thông để làm việc – Các rào cản chủ yếu: • Nghi ngại về tính an toàn • Tính riêng tư • Thói quen ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY RIÊNG
  4. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY RIÊNG • Khả năng xây dựng

    và triển khai điện toán đám mây tại Việt Nam – Sử dụng giải pháp thương mại – Chi phí license – Chi phí cài đạt, tích hợp, vận hành • -> vượt quá khả năng của DN nhỏ; các cơ quan, tổ chức nhà nước. – Giải pháp công nghệ
  5. • Giải pháp công nghệ – Đám mây tập trung

    tại Data Center – Desktop ảo – Một số ứng dụng dịch vụ: • SaaS: Có ứng dụng cloud, khai thác riêng rẽ. Không có nền tảng. Không xây dựng đượng các Kho dữ liệu sử dụng chung. • Trên thị trường thiếu vắng các mngj đám mây dùng riêng. • Rào cản: Chi phí, dịch vụ, con người
  6. 3 GiẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐiỆN TOÁN ĐÁM MÂY •

    Mạng đám mây riêng – Môi trường làm việc riêng, các biện pháp bảo mật là riêng, quản lý dữ liệu riêng, nơi đặt thiết bị riêng – Kết nối các môi trường làm việc này (khai thác, trao đổi dữ liệu) là sử dụng công nghệ đám mây (iDragon Cloud Gate) • Cổng dịch vụ đám mây – Đây là một dịch vụ được ảo hóa, thiết kế để kết nối các đám mây riêng. – Đảm bảo security, người dùng yên tâm, tự bảo quản dữ liệu, thiết bị, của mình.
  7. 3 GiẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐiỆN TOÁN ĐÁM MÂY (2)

    • Truy nhập các dịch vụ ĐTĐM thông qua thiết bị di dộng.Truy cập điện toán đám mây riêng. – Số hóa, quản lý, trao đổi văn bản hành chính điện tử giữa các cơ quan, tổ chức (Sở KHĐT Hà Nội – UBND Quận Tây Hồ - UBND Phường Yên Phụ) – Lưu trữ tài liệu, văn bản đám mây (sử dụng thiết bị di động để số hóa đưa vào lưu trữ đám mây, tra cứu, trao đổi. – Voice, Video conferencing quan đám mây.
  8. GIẢI PHÁP IDRAGON CLOUD • iDragon Clouds cung cấp giải

    pháp nền tảng xây dựng các mạng đám mây riêng, bao gồm các đám mây cá nhân, đám mây chia sẻ nhóm và đám mây cộng đồng. Các đám mây riêng dùng để lưu trữ dữ liệu, cung cấp dịch vụ, phần mềm và nội dung số bên trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, trên mạng diện rộng và Internet. iDragon Clouds là giải pháp điện toán đám mây riêng hoàn thiện và có đầy đủ chức năng, được đóng gói sẵn sàng để chuyển giao cho khách hàng là các đối tác, doanh nghiệp và người dùng cá nhân. • Tên thương hiệu iDragon® đã được đăng ký bảo hộ theo giấy Chứng nhận nhãn hiệu số 154989 do Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt nam cấp ngày 23/11/2010 tại Hà Nội.
  9. Các thành phần chính của điện toán đám mây iDragon

    Clouds • Phần mềm truy cập đám mây trên máy tính trạm, thiết bị di động (Notebook, smart phone, POS, kiosk tra cứu thông tin,Camera IP, các thiết bị cảm biến…). Các máy tính đám mây iDragon CloudPC có khả năng làm việc ngoại tuyến khi không có kết nối mạng, có sẵn cơ chế tự động đồng bộ dữ liệu với đám mây khi kết nối được khôi phục. • Thiết bị mạng CloudBox dùng để xây dựng các mạng đám mây riêng, kết nối với mạng nội bộ và Internet, tích hợp sẵn các phần mềm quản trị và ứng dụng. • Phần mềm máy chủ lưu trữ dữ liệu và cung cấp dịch vụ đám mây trên các máy chủ, trung tâm dữ liệu đám mây dùng để quản lý các ổ đĩa cứng, ổ đĩa mạng, sao lưu, phục hồi dữ liệu, cung cấp các dịch vụ quản trị người dùng và các dịch vụ đám mây khác.
  10. Các dịch vụ đám mây iDragon Clouds • Các dịch

    vụ nền tảng – Quản lý và xác thực người dùng dịch vụ đám mây, phân quyền, kiểm toán thời gian và tài nguyên sử dụng dịch vụ đám mây. – Quản lý dữ liệu cá nhân của người dùng, dữ liệu chia sẻ dùng chung của các nhóm người dùng, dữ liệu của doanh nghiệp, dữ liệu chia sẻ với khách hàng, các thông tin về cấu hình hệ thống và hoạt động mạng. – Trao đổi thông tin trực tuyến đa truyền thông giữa người dùng với người dùng, người dùng với dịch vụ đám mây thông qua các thiết bị đầu cuối.
  11. Các dịch vụ đám mây iDragon Clouds (2) • Các

    dịch vụ giá trị gia tăng – Quản lý Văn phòng: kiến tạo môi trường làm việc văn phòng, quản lý kết nối máy trạm với mạng Internet, chia sẻ máy in, chia sẻ thông tin dùng chung qua máy trạm, máy tính bảng, điện thoại thông minh. – Quản lý dữ liệu: lưu trữ, sao lưu dự phòng, khôi phục dữ liệu bằng dịch vụ đám mây riêng, đám mây công cộng. – Quản trị kho dữ liệu số: số hóa văn bản, lưu trữ, quản lý văn bản điện tử, xử lý luồng công việc, phân phối và chia sẻ thông tin trên mạng. – Dịch vụ đám mây trực tuyến: các kênh phân phối nội dung trực tuyến như website, cổng thông tin, âm nhạc, giải trí, giáo dục, thư viện số, trò chơi trực tuyến.
  12. Các giải pháp phần mềm trên nền tảng đám mây

    iDragon Clouds • Giải pháp khám phá kho dữ liệu (iDCE • Giải pháp số hóa tài liệu (iDCS) • Giải pháp theo dõi và quản lý dữ liệu cảm biến (iDCSM) • iDragon®Cloud Customer Care (iD3C) • Giải pháp giám sát và hội nghị truyền hình (iDC/CVC) • Giải pháp trao đổi văn bản hành chính điện tử giữa các cơ quan/tổ chức (Sở KHĐT, UBND Quận Tây Hồ, UBND Phường Yên Phụ)
  13. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN ĐIỆN TOÁN ĐÁM

    MÂY • Dưới góc độ Nhà nước – Hình thành một tổ chức liên kết nhà nước và doanh nghiệp có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất chính sách quốc gia liên quan tới Điện toán đám mây – Hiểu rõ lợi ích mà “đám mây” sẽ mang lại và hành động ngay lập tức – Xây dựng các Kho dữ liệu văn bản điện tử và các mạng dùng riêng Chính phủ – Bảo vệ tính riêng tư và an toàn dữ liệu trong thế giới các “đám mây” – Xây dựng một hạ tầng mềm dựa trên nền tảng các đám mây riêng (đám mây chính phủ) để cung cấp dịch vụ công, mở rộng phạm vi tham gia kinh doanh dịch vụ đám mây cho các doanh nghiệp
  14. Đề xuất phát triển Hạ tầng mềm dựa trên nền

    tảng đám mây riêng V-CLOUDS • V-Clouds vận hành trên hạ tầng mạng Viễn thông - Internet quốc gia và của các nhà cung cấp dịch vụ kết nối mạng ở Việt Nam (nền tảng mềm trên hạ tầng mạng công cộng) • 2. V-Clouds quản lý các Cổng Kết nối và Dịch vụ đám mây (Cloud Gates) các mạng đám mây riêng của từng cơ quan Chính phủ ở cấp trung ương, cơ quan chính quyền các địa phương thông qua hạ tầng mạng dùng riêng Chính phủ hoặc mạng Internet (tất cả các kết nối qua Internet đều phải được mã hóa và bảo mật) • 3. Các Mạng dùng riêng (V-Cloud) của từng cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ đều được xây dựng thành các đám mây riêng, với cơ chế quản lý riêng (đặc thù, độc lập) về dữ liệu, dịch vụ, con người … nhưng vẫn có khả năng kết nối thông qua các thiết bị kết nối đám mây (CloudBox) với Cổng Kết nối và Cổng Dịch vụ đám mây (Cloud Gates)
  15. • 4. V-Clouds thực hiện quản lý và cung cấp

    dịch vụ quản lý người dùng là công chức, viên chức các cơ quan chính phủ, cơ quan nhà nước theo mô hình phân tán, phân cấp hành chính hiện hành về tổ chức nhân sự, dịch vụ quản lý công dân (khách hàng) sử dụng dịch vụ công và dịch vụ của doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công hoặc dịch vụ thương mại truy cập hệ thống thông tin bên trong các mạng đám mây riêng, kết nối và cung cấp các dịch vụ hành chính, dịch vụ công và dịch vụ thương mại khác thông qua các Cổng Dịch vụ đám mây (Cloud Gates) • 5. Nhà nước ban hành các tiêu chuẩn, định dạng dữ liệu lưu trữ và trao đổi bên trong hạ tầng kết nối mềm V-Clouds, kết nối với các Cổng kết nối và Cổng Dịch vụ đám mây. • 6. Các Doanh nghiệp cung cấp nội dung số, các dịch vụ công ủy quyền hay dịch vụ thương mại đều có thể tham gia kết nối với V-Clouds tới mọi công dân có sử dụng tài khoản công dân (định danh điện tử) đã được quản lý trong V-Clouds.
  16. KẾT LUẬN • Điện toán đám mây chắc chắn sẽ

    đem lại nhiều cơ hội phát triển mới cho CNTT Việt Nam, nếu chúng ta biết khôn ngoan và chủ động nắm lấy cơ hội này, đừng để buông trôi như lịch sử phát triển CNTT của Việt Nam trước đây đã cho thấy (bài học về cơ hội gia công, xuất khẩu phần mềm, ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước, trong các ngành nghề, lĩnh vực …). Phát triển điện toán đám mây dựa trên phần mềm nguồn mở là cơ hội duy nhất để Việt Nam nhanh chóng làm chủ công nghệ, đạt mục tiêu nước Việt Nam mạnh về công nghệ và thông tin.