Upgrade to Pro — share decks privately, control downloads, hide ads and more …

Định hướng phát triển PMNM tại Thành phố Hồ Chí...

HungNT
April 26, 2013

Định hướng phát triển PMNM tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bài trình bày của Ô. Lê Thái Hỷ – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ chương trình HỘI THẢO ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM NGUỒN MỞ 2013 (Tại điểm cầu Đà Nẵng).

Nguồn: http://vfossa.vn

HungNT

April 26, 2013
Tweet

More Decks by HungNT

Other Decks in Technology

Transcript

  1. 1 Tham luận “ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CNTT

    TRÊN CÔNG NGHỆ MÃ NGUỒN MỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” Lê Thái Hỷ - Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông TP.Hồ Chí Minh Thực hiện quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 02/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án tổng thể ứng dựng và phát triển phần mềm mã nguồn mở (PMNM) ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008, thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực triển khai. Tuy nhiên, phần lớn các dự án mang nhiều tính thí điểm tại một số Sở (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương,..) và hiệu quả chưa đáng kể. Sau khi có Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ thông tin và Truyền thông về đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước và nhất là Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin” (phê duyệt năm 2009), từ năm 2010, việc triển khai phần mềm mã nguồn mở bắt đầu được khởi sắc cho đến nay, các cổng thông tin và phần mềm lõi của thành phố được triển khai mang lại nhiều kết quả thiết thực về an ninh thông tin, tiết kiệm kinh phí, khả năng đáp ứng và kết nối nhiều phần mềm với nhau. Bài tham luận này sẽ trình bày tóm tắt hiện trạng, một số thách thức, khó khăn, định hướng phát triển ứng dụng CNTT trên nền công nghệ mã nguồn mở của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2015 và một số đề xuất, kiến nghị. I. HIỆN TRẠNG: 1 – Hiện trạng xây dựng chính quyền điện tử thành phố giai đoạn 2005- 2011: Từ năm 2005, thành phố đầu tư ứng dụng CNTT theo mô hình chung tại các quận huyện, sở ngành trên nền tảng nguồn đóng và từng bước thí điểm với PMNM. Tóm tắt về hiện trạng triển khai như sau:
  2. 2 Phần mềm Nguồn đóng Nguồn mở Quản lý văn

    bản, hồ sơ công việc 23 quận huyện; 9 sở; 4 ban ngành; 1 Quận; 7 Sở; 28 ban ngành Một cửa điện tử và các ứng dụng cấp phép hồ sơ hành chính 23 quận huyện; 13 sở; 1 quận; 3 sở; Hệ thống chuyên ngành - Hộ tịch - Nhân khẩu hộ khẩu - Cán bộ công chức - Đất đai xây dựng - Email - … Trên nền tảng Microsoft Quận 2: đã triển khai 8 phần mềm hồ sơ hành chính (một cửa liên thông, đăng ký kinh doanh, văn hóa, lao động, y tế, khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm hành chính, chứng thực) Cổng thông tin điện tử Cổng UBND thành phố, 23 quận huyện, 8 sở; 1 quận, 8 Sở; 23 ban ngành; 2 – Các tồn khi triển khai trên nguồn đóng, chuyển qua PMNM: - Phụ thuộc hoàn toàn: + Phụ thuộc công nghệ, kiến trúc của hãng; + Phụ thuộc đơn vị xây dựng ứng dụng ; - Chi phí bản quyền lớn, đặc biệt đối với các hệ thống triển khai có quy mô rộng; hệ thống luôn ở trạng thái bị vi phạm bản quyền; - Tìm ẩn nguy cơ mất an toàn thông tin: chi phí đầu tư dự án không đảm bảo mua tất cả bản quyền hoặc thiếu kiểm soát từ cơ quan quản lý; việc ưu tiên kinh phí dành cho việc phát triển ứng dụng nghiệp vụ, vận hành tạm thời trên nền các hệ thống “Crack” đã tìm ẩn virus, backdoor, không vận hành được các chức năng bảo mật và không được hãng hỗ trợ; - Chính sách chưa hấp dẫn doanh nghiệp CNTT tham gia phát triển các phần mềm trên công nghệ mã nguồn mở: Doanh nghiệp vừa và nhỏ ít có cơ hội tham gia cộng đồng phát triển ứng dụng trong thị trường “Chính phủ” (các cơ quan nhà nước) do chưa có “nền tảng phát triển mở” thống nhất được sở hữu và định hướng bởi cơ quan quản lý nhà nước;
  3. 3 => Để khắc phục các tồn tại này, thành

    phố đã thực hiện thí điểm và triển khai ứng dụng CNTT theo mô hình mới trên nền tảng nguồn mở hướng tới mục tiêu: - Xây dựng một “Nền tảng ứng dụng lõi” dựa trên sự tích hợp toàn diện các công nghệ mã nguồn mở tiên tiến. “Nền tảng ứng dụng lõi” này có thể cung cấp cho thành phố một nền móng mạnh mẽ, có tính mở cao và có thể mở rộng để phát triển, tích hợp và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến và các ứng dụng quản lý hành chính nhà nước đến với người dân theo một cách thức an toàn, chặt chẽ và nhất quán. - “Nền tảng ứng dụng lõi” do thành phố đầu tư xây dựng và quản lý trên cơ sở huy động một cách hợp lý nguồn nhân lực và kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng thực hiện tốt theo kế hoạch đề ra. - Thành phố sẽ sử dụng “Nền tảng ứng dụng lõi” để phát triển và triển khai các dịch vụ công trực tuyến và các ứng dụng quản lý hành chính nhà nước từ cấp Thành phố tới cấp Sở/Ngành, Quận/Huyện và Phường/Xã theo 04 nhóm dịch vụ công là: Kinh tế, Văn hóa Xã hội, Khoa học Công nghệ và Quản lý đô thị - Thiết kế và xây dựng kho dữ liệu tích hợp tập trung phục vụ cho 04 nhóm dịch vụ công dựa trên một “Mô hình Dữ liệu” thống nhất và có thể dễ dàng mở rộng cho các ứng dụng quản lý hành chính trong tương lai. - Nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm: nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm vừa và nhỏ bằng cách chia sẻ “Nền tảng ứng dụng lõi” và nâng cao trình độ phát triển của nguồn nhân lực phát triển trên nền tảng này.
  4. 4 Thời gian thực hiện hoàn tất chương trình này

    là 03 năm theo thứ tự như sau: - Xây dựng “Nền tảng ứng dụng lõi”: 9 tháng dựa trên sự tư vấn và phát triển của một số (03) doanh nghiệp phần mềm mạnh nhất về mã nguồn mở trên địa bàn. - Xây dựng ứng dụng và dịch vụ công trực tuyến cho 04 nhóm và triển khai từ cấp Thành phố - Sở/Ngành – Quận/Huyện – Phường Xã: 2 năm. Huy động lực lượng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. - Xây dựng và triển khai dự án Thành phố điện tử - Quận huyện điện tử - phường xã điện tử: 6 tháng - Xây dựng trung tâm hỗ trợ trực tuyến: 4 tháng 3. Các khó khăn, thách thức khi chuyển đổi qua nền tảng nguồn mở: - Số lượng và nguồn lực các doanh nghiệp về nguồn mở giới hạn (cộng thêm chính sách chưa hấp dẫn); - Hiệu quả kinh doanh từ các dự án nguồn mở chưa khuyến khích các doanh nghiệp tham gia. - Tiềm ẩn một số rủi ro trong triển khai các dự án chuyển đổi nâng cấp ứng dụng trên nền tảng nguồn mở:  Phạm vi công việc rất lớn, Đòi hỏi về trình độ và khả năng quản lý dự án của đơn vị tư vấn quản lý dự án và sự phối hợp với các doanh nghiệp triển khai  Công nghệ tích hợp phức tạp và đa dạng: do đặc trưng của Chương trình này là định hướng sử dụng công nghệ mã nguồn mở nên rất đa dạng về cả nhà cung cấp giải pháp cũng như các công nghệ được sử dụng.  Thời gian triển khai không đủ dài: 3 năm; Rủi ro về lập kế hoạch và ưu tiên: do có nhiều dự án cùng triển khai song song;
  5. 5  Rủi ro từ phía người dùng: nhân viên

    hành chính có thể bị quá tải vì tham gia hướng dẫn sử dụng nhiều ứng dụng trong thời gian ngắn; các bên liên quan có thể không hợp tác vì phải thay đổi thói quen sử dụng phần mềm ứng dụng  Rủi ro về chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống hiện tại sang hệ thống mới. II – ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CNTT TRÊN CÔNG NGHỆ MÃ NGUỒN MỞ CỦA TP.HỒ CHÍ MINH (giai đoạn 2012-2015) Ngày 28 tháng 6 năm 2012, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông giai đoạn 2011-2015 với 07 chương trình và 01 đề án trọng điểm cần thực hiện từ nay đến năm 2015, trong đó có Chương trình phát triển ứng dụng CNTT trên nền công nghệ PMNM. Sau đó, ngày 16 tháng 11 năm 2012, Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên công nghệ nguồn mở giai đoạn 2012-2015 (Quyết định số 5867/QĐ-UBND). Mục tiêu tổng quát của Chương trình này là (1) Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng; (2) Đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở trong xây dựng mô hình và kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin cho việc phát triển Chính phủ điện tử tại thành phố giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm xây dựng một nền Chính phủ điện tử đảm bảo Luật Sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền tác giả và giảm chi phí mua sắm phần mềm, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, các tỉnh khu vực Miền Nam và Việt Nam nói chung.
  6. 6 Những định hướng chính: 1. Xây dựng các chính

    sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở tại thành phố Hồ Chí Minh (để thu hút các Trường, Viện, Hiệp hội nghiên cứu khoa học tham gia vào việc đào tạo và nghiên cứu phát triển phần mềm nguồn mở; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia trong và ngoài nước cũng như các công ty đầu tư kinh doanh, phát triển, chuyển giao công nghệ và đào tạo về phần mềm nguồn mở tại Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thương mại hóa các sản phẩm nguồn mở, đơn giản hóa các thủ tục cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản phẩm). 2. Xây dựng kiến trúc ứng dụng CNTT và phát triển mô hình chính quyền điện tử ứng dụng công nghệ nguồn mở, định hướng chuyển đổi tất cả ứng dụng về tập trung tại trung tâm dữ liệu của thành phố trên cơ sở thống nhất 1 nền tảng ứng dụng mở (open platform) theo công nghệ điện toán đám mây. 3. Mua sắm phần mềm và triển khai ứng dụng phần mềm nguồn mở trong xây dựng chính quyền điện tử tại thành phố (triển khai ứng dụng mới và cuốn chiếu dần các ứng dụng cũ trên công nghệ mã nguồn mở). 4. Hỗ trợ các tỉnh thành triển khai ứng dụng với chi phí thấp, đảm bảo luật sở hữu trí tuệ trong chương trình liên kết vùng (chuyển giao công nghệ, mã nguồn và kinh nghiệm triển khai phần mềm ứng dụng trên công nghệ mã nguồn mở cho các tỉnh thành ưu tiên khu vực Miền Nam; Xây dựng trang thông tin diễn đàn nguồn mở nhằm kết nối, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình triển khai, phát triển phần mềm nguồn mở với các tỉnh thành trên phạm vi cả nước). 5. Đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở (Hình thành đội ngũ cán bộ đủ năng lực triển khai ứng dụng, phát triển phần mềm nguồn mở và hỗ trợ giải quyết sự cố cho các sở - ban - ngành, quận - huyện thời gian là 24/7, cán bộ kỹ thuật tại các sở - ban - ngành, quận - huyện có chuyên môn về quản trị và sử dụng phần mềm nguồn mở; hỗ trợ kinh phí cho các trường viện trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực xây dựng và nghiên cứu nguồn mở).
  7. 7 6. Tuyên truyền ứng dụng phần mềm nguồn mở

    đảm bảo Luật sở hữu trí tuệ (các cơ chế, chính sách sử dụng phần mềm nguồn mở trong các cơ quan quản lý nhà nước: sở - ban - ngành, quận - huyện, doanh nghiệp, quảng bá lợi ích của việc sử dụng phần mềm nguồn mở trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí (báo giấy, trang thông tin điện tử), phát thanh, truyền hình, các lớp chuyên đề, hội thảo và các buổi chuyên đề chuyên ngành về ứng dụng phần mềm nguồn mở trong các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp thành phố, quận - huyện, phường - xã). 7. Hợp tác quốc tế về phần mềm nguồn mở (tham gia vào các diễn đàn, tổ chức, hiệp hội phần mềm nguồn mở của khu vực và quốc tế để tăng cường khả năng hợp tác, học tập và trao đổi kinh nghiệm trong quá trình triển khai, xây dựng phần mềm nguồn mở). 8. Tiến tới xây dựng Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trên công nghệ nguồn mở trở thành chương trình mục tiêu hoặc dự án trọng điểm quốc gia. III– KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2013 1. Nội dung - Xây dựng kiến trúc tổng thể và mô hình khung chính quyền điện tử trên công nghệ nguồn mở. - Giải pháp kỹ thuật và công nghệ: lựa chọn và đầu tư thống nhất“Nền tảng ứng dụng lõi mở ” (Open platform) làm cơ sở nền tảng cho các ứng dụng sẽ đầu tư và xây dựng; Nền tảng này đáp ứng các yêu cầu:  Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây (Cloud);  Khả năng bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin;  Tích hợp sẵn trục tích hợp, liên thông (Enterprise service bus: ESB); khai thác dữ liệu thông minh (Business Intelligence: BI) và các hợp phần cần thiết khác để phát triển ứng dụng;  Sử dụng các công nghệ mở không bị hạn chế nào trong việc sử dụng mã nguồn (Apache software License v1.1, BSD License, MIT License, Sun Industry Standards Source License….); - Xây dựng và mua sắm các phần mềm tác nghiệp chuyên ngành cùng nâng cấp các dịch vụ công cấp 3,4 và ISO điện tử: Quận huyện: 34 phân hệ
  8. 8  Tác nghiệp điện tử: 25 phân hệ 

    Môi trường điện tử: 6 phân hệ  Giao dịch điện tử: 3 phân hệ Sở ngành: 14 phân hệ  Tác nghiệp điện tử: 5 phân hệ  Môi trường điện tử: 6 phân hệ  Giao dịch điện tử: 3 phân hệ - Triển khai song song với Ứng dụng trên thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng ,…). - Triển khai mới các phần mềm dùng chung cho các sở-ban-ngành còn lại. Đặc biệt là các ứng dụng chuyên ngành cho giáo dục và y tế - Cuốn chiếu và chuyển đổi các phần mềm dùng chung nguồn đóng. 2. Tổng kinh phí: 71,748 tỷ IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Triển khai ứng dụng và phát triển PMNM theo khu vực (Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam – theo mô hình Hội đồng Giám đốc CNTT khu vực) với trung tâm là các thành phố có năng lực, điều kiện triển khai tổng thể, sau đó, nhân rộng ra các tỉnh thành khu vực - coi đây như những dự án thuộc Chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển PMNM. 2. Chọn một tư vấn có kinh nghiệm để đánh giá “kiến trúc nền” (“kiến trúc lõi”) trên nền PMNM của một số tỉnh thành phố theo hướng các kiến trúc này càng gần nhau càng tốt. 3. Hỗ trợ kinh phí cho các trung tâm trọng điểm – nhất là đào tạo nhân lực, xây dựng “khung kiến trúc nền”. 4. Xây dựng chính sách về khuyến khích ứng dựng và phát triển PMNM./.